Đá mặt trăng moonstone thiên nhiên
Hình ảnh ánh trăng màu xanh chiếu xuyên qua bầu trời làm cho bạn hiểu vì sao một loại đá thuộc nhóm fenpat đã được đặt tên là đá mặt trăng (moonstone). Ánh sáng lung linh của nó di chuyển khắp mặt viên đá y như ánh trăng.
Lịch sử và truyền thuyết:
Do vẻ sáng mờ ảo lung linh của đá nên người La Mã và Hindu cổ đại nghĩ là đá mặt trăng thực sự đã được tạo ra từ ánh trăng.
Truyền thuyết kể rằng bạn có thể thấy được tương lai nếu bạn ngậm một viên đá mặt trăng trong miệng lúc trăng tròn.
Đá mặt trăng là một loại fenpat. Ánh sáng lung linh của nó được gọi là sự ngời sáng hoặc là hiệu ứng ánh trăng, được tạo ra bởi sự mọc xen của hai loại fenpat khác nhau, có các chiết suất khác nhau.
Ở châu Âu, đá mặt trăng là đá mừng sinh nhật trong tháng sáu. Còn ở Mỹ, nó có cùng danh hiệu chung với alexandrite và ngọc trai.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Đá mặt trăng đẹp thường hiếm, trong khi đó đá chất lượng thấp hơn thì lại có nhiều và giá khá rẻ.
Đá mặt trăng có thể có nhiều màu. Đá thường không màu, trắng hay xám phớt xanh nhạt có hiệu ứng ngời sáng màu trắng hay xanh. Những màu khác như nâu, vàng, lục hay hồng xanh thì hiếm hơn. Đá từ trong suốt đến trong mờ. Đá mặt trăng đẹp nhất thì có độ trong cao, không màu, ngời sáng màu xanh. Đôi khi đá cũng giống như con mắt ngời sáng.
Một loại fenpat có quan hệ gần gũi là đá mặt trăng cầu vồng, đó là fenpat labradorite. Ở đá này, sự ngời sáng có màu cầu vồng.
Đá thường được cắt theo dạng ovan cabochon để đạt hiệu ứng ngời sáng tối đa. Đôi khi chúng cũng được chạm thành hình mặt người nằm trong mặt trăng.
Nguồn gốc:
Đá được khai thác ở Sri Lanka, miền nam Ấn Độ, Miến Điện, và Mexico. Loại cầu vồng có ở Ấn Độ và Madagasca.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Chưa thấy xử lý trên đá mặt trăng.
Bảo quản và làm sạch:
Đá mặt trăng có độ cứng từ 6 đến 6,5 trên thang Mohs. Nên cất chúng tách biệt với đá cứng hơn để tránh trầy xước.
Rửa đá với xà phòng: dùng bàn chải đánh răng chà phía sau viên đá nơi dính bụi.
Nhận xét
Đăng nhận xét